Biện pháp Giãn cách xã hội

Đại dịch khiến con người thay đổi hành vi bằng cách cách xa những nơi đông người. Khi cách này được áp dụng trong đại dịch, giống như giãn cách xã hội tạo ra được lợi ích nhưng cũng gây thiệt hại về kinh tế. Nghiên cứu chỉ ra rằng các biện pháp phải được áp dụng nghiêm ngặt và ngay lập tức để có hiệu quả.[23] Vài biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm.[7][24]

Tránh tiếp xúc vật lý

Giãn cách xã hội loại bỏ tiếp xúc vật lý như việc bắt tay, ôm, hoặc hongi; hình minh họa này đưa ra tám biện pháp thay thế.

Giữ khoảng cách tối thiểu hai mét (sáu ft) (ở Mỹ hoặc Anh) hoặc 1,5 mét (ở Úc) hoặc 1 mét (ở Pháp và Ý) khỏi người khác và tránh ôm nhau, đồng thời dùng những cử chỉ để hạn chế tiếp xúc trực tiếp, giảm thiểu rủi ro lây nhiễm ở đại dịch cúm và đại dịch virus corona 2020.[7][25] Thực hiện giãn cách theo những khoảng cách này, đồng thời vệ sinh cá nhân mọi lúc, kể cả ở nơi làm việc.[26] Khi nơi làm việc đủ điều kiện thì sẽ chuyển sang làm việc tại nhà.

Nhiều biện pháp thay thế đã được đưa ra nhằm thay thế bắt tay truyền thống. Như việc dùng cử chỉ namaste, bằng cách đặt hai lòng bàn tay vào nhau, các ngón tay hướng lên, để ngay giữa lòng ngực, là một biện pháp thay thế mà không cần tiếp xúc vật lý. Trong lúc đại dịch COVID-19 tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, cử chỉ này được dùng bởi Hoàng tử Charles để chào đón những khách mời, và nó cũng được khuyến cáo sử dụng bởi Tổng Giám đốc của WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, và Thủ tướng Israel là Benjamin Netanyahu.[27] Những biện pháp thay thế khác bao gồm việc vẫy tay, cử chỉ Shaka, và việc đặt lòng bàn tay vào lòng ngực, hầu hết được dùng ở Iran.[27]

  • Ở trong phòng máy tính này, nhiều máy tính đã được cấm sử dụng để giữ khoảng cách giữa những người làm việc.
  • Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã sử dụng dụng cử chỉ nấm đấm trong lòng bàn tay để thay thế việc bắt tay
  • Đánh dấu sàn nhà cũng giúp việc giãn cách giữa người với người.

Đóng cửa trường học

Mỗi ca cúm lợn mỗi tuần ở Anh Quốc vào năm 2009; trường học đã đóng cửa vào kỳ nghỉ hè từ giữa tháng bảy và mở cửa trở lại vào đầu tháng chín.[28]

Mô hình toán học cho rằng sự lây nhiễm của dịch bệnh có thể kéo dài thời gian đóng cửa trường học. Tuy nhiên, hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tiếp xúc của trẻ em bên ngoài trường học. Thường, cả gia đình cùng nghỉ, và có thể kéo dài. Những yếu tố này có thể dẫn đến sự gián đoạn kinh tế và xã hội.[29][30]

Đóng cửa nơi làm việc

Nghiên cứu mô hình hóa và mô phỏng dựa trên dữ liệu của Hoa Kì cho thấy nếu 10% nơi làm việc bị ảnh hưởng đóng cửa, mức độ truyền nhiễm tổng quát khoảng 11.9% và thời gian cao điểm dịch bệnh sẽ bị chậm trễ. Ngược lại, nếu 33% cơ sở làm việc đóng cửa, mức độ truyền nhiễm giảm xuống còn 4.9%, và thời điểm đỉnh dịch sẽ chậm trễ một tuần.[31][32] Đóng cửa nơi làm việc bao gồm cả đóng cửa những dịch vụ và kinh doanh "không thiết yếu" ("không thiết yếu" ở đây có nghĩa là những cơ sở không chức năng trọng điểm trong cộng đồng, là ngược lại của dịch vụ thiết yếu, cũng như nhu yếu phẩm).[33]

Bãi bỏ sự kiện tụ tập đông người

Việc bãi bỏ sự kiện tụ tập đông người bao gồm các sự kiện thể thao, điện ảnh và các show ca nhạc.[34] Nhiều bằng chứng cho thấy rằng các cuộc tụ họp đông người làm tăng khả năng truyền bệnh truyền nhiễm là không thuyết phục.[35] Một số loại tụ tập đông người nhất định có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ lây nhiễm, và cũng có thể "gieo rắc" các chủng mới vào một khu vực, thúc đẩy sự lây truyền bệnh của cộng đồng trong một đại dịch. Trong đại dịch cúm năm 1918, cuộc diễu hành quân sự ở Philadelphia[36] và Boston[37] có thể phải chịu trách nhiệm cho việc lây truyền dịch bệnh bằng cách cho các thủy thủ đoàn bị nhiễm trong đám đông. Hạn chế hoặc hủy bỏ sự kiện đông người, kết hợp với giãn cách xã hội, có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.[38]

Hạn chế đi lại

Hạn chế đi lại qua đường biên giới hoặc hạn chế đi lại trong nước cũng có thể làm chậm thời điểm có ca nhiễm mới.[39] Sàng lọc tại sân bay được cho rằng là không hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây truyền virus trong đợt bùng phát SARS năm 2003 ở Canada[40] và Mỹ.[41] Việc kiểm soát biên giới nghiêm ngặt giữa ÁoĐế quốc Ottoman, được áp dụng từ năm 1770 cho đến năm 1871 để nhằm ngăn chặn người có bệnh dịch hạch thể hạch vào nước Áo, nó được báo cáo lại là rất hiệu quả, khi không có ca bùng phát lớn nào trong lãnh thổ nước Áo sau khi lệnh này được đặt ra, khi mà Đế quốc Ottoman phải tiếp tục chịu đựng dịch bệnh cho đến giữa thế kỉ 19.[42][43]

Nghiên cứu của Trường đại học Northeastern được diễn ra vào tháng 3 năm 2020 cho rằng "hạn chế di chuyển đến và từ Trung Quốc chỉ làm chậm sự lây lan COVID-19 [khi] được kết hợp với những biện pháp nhằm ngăn chặn lây lan trong cộng đồng hoặc giữa các cá nhân cụ thể. [...] Hạn chế đi lại là chưa đủ mà chúng ta phải kết hợp nó với giãn cách xã hội."[44] Nghiên cứu cho thấy việc cấm sự di chuyển đến từ Vũ Hán làm chậm sự lây lan của dịch bệnh đến những vùng khác của Trung Quốc khoảng 3 hoặc 5 ngày, mặc dù nó cũng giúp làm giảm số ca nhiễm quốc tế xuống 80 phần trăm. Lý do duy nhất khiến việc hạn chế đi lại kém hiệu quả là việc nhiều người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng trong giai đoạn đầu.[45]

Lá chắn (Tự vệ)

Biện pháp lá chắn (hay biện pháp tự vệ) bao gồm hạn chế tiếp xúc trực tiếp, thực hiện công việc kinh doanh bằng điện thoại hoặc qua mạng, tránh nơi đông người và hạn chế du lịch.[46][47][48]

Phong tỏa

Bài chi tiết: Phong tỏa dịch bệnh

Vào lúc đợt bùng phát SARS năm 2003 ở Singapore, khoảng &0000000000008000.0000008000 người đã được yêu cầu bắt buộc ở nhà và khoảng &0000000000004300.0000004300 người phải được giám sát y tế qua màn hình và gọi điện để báo cáo tình hình sức khỏe cho các cơ quan y tế, được coi như là biện pháp để điều khiển dịch bệnh. Mặc dù chỉ có 58 cá nhân trong số này được chẩn đoán dương tính với SARS, các quan chức y tế công cộng hài lòng rằng biện pháp này đã hỗ trợ ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.[49] Tự nguyện cách ly cũng giúp ngăn chặn sự lây lan dịch cúm ở Texas vào năm 2009.[50]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giãn cách xã hội http://www.academia.dk/MedHist/Sygdomme/PDF/Encycl... http://adsabs.harvard.edu/abs/2006Natur.442..448F http://www.cidrap.umn.edu/sites/default/files/publ... http://lccn.loc.gov/2008019487 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3329045 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3372334 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3490553 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3563464 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7095311 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7104184